OTUS STUDENT CLASS OF 2020: NGUYỄN MINH ĐĂNG!
University of Chicago Class of 2024 (#6 NU)
Full-Ride Scholarship
“Chị Trang đã dạy cho Đăng rằng, dù vấn đề to nhỏ thế nào, khó dễ ra sao, cách tốt nhất để giải quyết nó, chính là cứ đâm đầu vào.” – Nguyễn Minh Đăng
Trải qua một năm căng thẳng, các bạn học sinh của Otus năm nay đã đạt được nhiều thành công, không những trong kết quả tuyển sinh mà còn trong sự trưởng thành và tiến bộ của mỗi cá nhân nữa. Hôm nay, hãy cùng làm quen Nguyễn Minh Đăng và lắng nghe những chia sẻ của Đăng về quá trình nộp đơn đại học của bạn ấy nhé!
1/ Khó khăn lớn nhất của Đăng trong quá trình viết bài luận cá nhân là gì? Và Đăng đã vượt qua nó như thế nào?
Khó khăn lớn nhất của Đăng trong việc viết bài luận là làm sao để có thể kể một câu chuyện vừa thật với mình, vừa “bắt tai” người đọc. Đăng để ý rằng ban đầu Đăng hay viết về hình mẫu mình muốn trở thành, nhiều hơn là về con người thật hiện nay của Đăng, nên những bản thảo đầu thường không có nhiều ý tưởng hay dễ sáo rỗng. Bên cạnh đó, tuy những bài luận viết thật về bản thân dễ tạo sự cảm thông, Đăng lại gặp phải vấn đề chia sẻ quá mức khiến bài văn trở nên quá riêng tư và có thể khiến người đọc cảm thấy không dễ chịu.
Sự thật là Đăng phải viết đi viết lại hàng chục bài luận khác nhau, và điều đó không dễ dàng gì. Vì những ý tưởng và công sức mình bỏ ra lại đổ sông đổ biển, nên đã có lúc Đăng cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí có khi Đăng sợ rằng bài viết tiếp theo sẽ lại thất bại, nên Đăng bắt đầu viết cực kỳ cẩn thận, trau chuốt từng câu từ để nó trở nên thật hoàn hảo. Thời gian đó Đăng như kiệt sức vậy.
Đăng vượt qua hai thử thách này bằng cách lắng nghe nhận xét từ chị Trang (CEO Otus), và chị Châu (Otus counselor của Đăng), và viết thử nhiều ý tưởng khác nhau. Sau khi tìm hiểu cách viết bài luận cá nhân trên mạng (“Hack the College Essay” by John Dewis), và nhận được sự góp ý chân thành của chị Châu, Đăng quyết định vứt bỏ hoài nghi của mình và cứ đâm đầu vào viết thật nhất có thể. Đêm Đăng viết bản nháp đầu cho bài văn sau này là bài luận cá nhân của mình, Đăng viết như thể bị “ma nhập” vậy. Câu chữ cứ tuôn ra đầu bút. Bản nháp đó có tận 1,000 từ, và chắc hẳn Đăng có lan man khá nhiều. Nhưng ý tưởng và “chất” văn lại thật hơn, miêu tả đúng về con người của Đăng hơn 20 bài văn trước Đăng từng viết.
2/ Đăng có lời khuyên gì cho các bạn học sinh về việc viết bài luận cá nhân không?
Thật sự rất khó và gần như là không thể để có được một câu chuyện độc nhất vô nhị. Hiếm có hoàn cảnh nào mà chưa ai từng trải qua hoặc chưa viết về khi các bạn nộp đơn đại học cả. Vì vậy theo Đăng, để viết một bài luận cá nhân có chất lượng, các bạn nên nghĩ về những hoàn cảnh cụ thể xung quanh đã tác động đến sự trưởng thành của riêng mình ra sao. Mỗi cá thể chúng ta, như dấu vân tay, đều độc đáo và không thể thay thế được. Vì vậy, nếu bạn có thể kể một câu chuyện cụ thể nhất về mình, đó sẽ là điểm nhấn của riêng bạn.
Ví dụ Đăng viết về sự tò mò và hoài bão của mình, mới nghe đó có thể không mấy gì đặc biệt hay thú vị. Nhưng Đăng đã làm chủ đề này độc đáo bằng cách kể một câu chuyện cá nhân để lột tả những ý trên. Đăng kể ngày xưa mình ăn phải hạt dưa hấu và đã lo lắng như thế nào khi mọi người bảo “dưa hấu sẽ mọc trong bụng”. Đăng bắt đầu tò mò từ đó không biết dưa hấu mọc ra sao. Và Đăng đã thử trồng dưa hấu trên ban công đầy hoa ở nhà ông mình, một ngôi nhà tọa lạc trong thành phố, để tìm hiểu xem dưa hấu mọc như thế nào.
3/ Đăng thích điều gì nhất ở Otus?
Chắc chắn là tinh thần “mình sẽ làm được” của chị Trang. Đó không phải theo cách suy nghĩ quá “màu hồng” rằng mọi thứ sẽ ổn thôi. Mà giống như bây giờ mình có một bức tường khổng lồ trước mặt, đừng khóc lúc này mà để dành nuớc mắt sau khi mình đâu đầu vào bức tường đó để đạt đến thành công. Chị Trang thật sự rất tận tâm. Có quá nhiều lần Đăng phải gọi điện cho chị Trang trong phòng tắm cho đỡ ồn, vì lúc đó đã là nửa đêm và tất cả mọi người, dù là bạn cùng phòng tại trường hay gia đình Đăng đang đi nghỉ dưỡng, đã ngủ mất rồi. Có những lúc Đăng viết một lúc hai bài luận vì Đăng nghĩ rằng chắc sẽ có một bài không đủ tiêu chuẩn thôi. Thậm chí phải bỏ cả hai vì tất cả đều không đạt chuẩn của chị Trang.
Đăng so sánh vui vậy thôi, nhưng khi tận mắt chứng kiến đạo đức làm việc của chị Trang, Đăng cảm thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa. Nhiều lúc căng thẳng, Đăng thường bỏ trách nhiệm sang một bên và đi xem video trên Youtube, thầm cầu cho những khó khăn đó tự tan biến đi. Nhưng chị Trang đã dạy cho Đăng rằng, dù vấn đề to nhỏ thế nào, khó dễ ra sao, cách tốt nhất để giải quyết nó, chính là cứ đâm đầu vào.