LỚP TÂM LÝ HỌC | PSYCHOLOGY CLASS

Chủ đề lớp học: Rối loạn ăn uống dưới góc nhìn tâm sinh lý và xã hội học – Eating Disorders Under The Biopsychosocial Lens 

Giảng viên: Trân Trần

⭐ĐH Dickinson – chuyên ngành Tâm lý học (bằng xuất sắc)

⭐ĐH North Carolina – Charlotte Nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ chuyên ngành Tâm lý học Sức Khỏe Lâm sàng

⭐từng làm việc tại nhiều viện nghiên cứu, bệnh viện

⭐cố vấn cấp cao đầy tâm lý của Otus

Trợ giảng: Anh Trần

Hình thức học: trực tuyến qua Zoom

Thời gian lớp học: Thứ Hai & Thứ Sáu: 8pm-9:30 pm (GMT+7)

Ngày bắt đầu: 05/06/2023

Ngày kết thúc: 17/07/2023

Nội dung khóa học:

Rối loạn ăn uống, với các đặc điểm như sụt kí bất thường, chế độ ăn uống “cực đoan” và cảm giác bất mãn với cơ thể, có ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài đến sức khoẻ sinh lý và tinh thần của một cá nhân. Như các bệnh tâm lý khác, rối loạn ăn uống là kết quả của nhiều nguyên nhân liên quan đến gene, chức năng sinh lý, tâm thần và hoàn cảnh văn hoá xã hội. Khóa học này mang tới kiến thức y học tổng quan của rối loạn ăn uống thông qua góc nhìn tâm sinh lý và xã hội học đa văn hoá Từ đó, học sinh sẽ am hiểu hơn về những rủi ro dẫn đến sự phát triển của rối loạn ăn uống. Cuối khoá học, học sinh sẽ thực hành nghiên cứu, viết báo cáo khoa học theo chuẩn APA (American Psychology Association) và thuyết trình kết quả tại Otus fair.

Mục tiêu khóa học:

Sau khi hoàn thành khóa học này, học sinh sẽ có thể đạt được các mục tiêu sau:

  1. Miêu tả các triệu chứng của rối loạn ăn uống: chán ăn tâm thần, chứng ăn vô độ, và rối loạn ăn uống vô độ.
  2. Áp dụng kiến thức về mô hình tâm sinh lý xã hội học để giải thích các yếu tố rủi ro của các rối loạn tâm lý.
  3. Đánh giá khách quan các tài liệu hiện tại về lĩnh vực rối loạn ăn uống.
  4. Đưa ra các câu hỏi nghiên cứu có ý nghĩa và tiến hành nghiên cứu thực nghiệm một cách có cơ sở.
  5. Thể hiện khả năng giao tiếp hiệu quả về kết quả nghiên cứu thông qua các bản báo cáo và thuyết trình.

Đối tượng: 

  • Học sinh cấp 2, cấp 3 hứng thú, quan tâm về lĩnh vực Tâm – sinh lý học, Xã hội học.
  • Học sinh chuẩn bị vào Đại học và cần trang bị những kiến thức nền, kỹ năng tư duy cho việc học tập bậc Đại học.
  • Học sinh không cần có kiến thức nền hay kinh nghiệm về các lĩnh vực trên nhưng cần có trình độ tiếng Anh trung cấp (tương đương 6.5 IELTS trở lên) để theo học.

 

Related Posts